Nhiều đất hơn, Hứa Hàm lại có nhiều chỗ để trồng rau hơn.
Chỉ là gà rất hay chạy vào vườn rau dùng bữa nên phải mua rào tre, rào trúc để vây. Núi ở đây trúc có rất nhiều, ngẫy nhiên còn có thương lái lại đây thu mua để bán cho người thành phố tạo rào tre cho biệt thự.
Cho nên trong thôn có người chuyên môn bán, hai mao tiền một cây, Hứa Hàm từ chỗ dì Lý mua ba bó lớn.
Làm cô vui vẻ nhất vẫn là: Rau củ trái mùa dưới tình huống gieo trồng trái vụ lại bắt đầu kết quả, thị Tây Hồng lả lướt đáng yêu, dưa chuột tươi mới ướt át, đậu Hà Lan mập mạp thơm ngon. Chắc vài ngày nữa là có thể hái bán.
Hơn nữa vườn rau nhà cô còn không có sâu bệnh!
Nguyên nhân là nước tiểu của Khẩu Khẩu không chỉ k ích thích tăng trưởng mà còn trừ sâu…
Cho nên rau dưa ở đây hoàn toàn không bị ô nhiễm.
Vừa mới từ chối một trăm vạn phí nuôi dưỡng, nghèo rớt mồng tơi nhưng Hứa Hàm lại phảng phất như thấy đồng tiền đang vẫy vẫy mình. Vì thế nên mỗi ngày cô đều nhìn chằm chằm vườn rau nhà mình, hai mắt tỏa sáng.
Đến ngày thu hoạch, Hứa Hàm hái một chút đậu Hà Lan rồi lấy một miếng thịt ba chỉ trong tủ lạnh làm thịt ba chỉ xào đậu Hà Lan.
Thịt ba chỉ có thể tự ra mỡ nên không cần dùng dầu thực vật, chờ đến khi thịt ba chỉ khô vàng, cuốn lên thì cho đậu Hà Lan vào nồi, xào với lửa lớn, cho thêm muối và một ít nước để hòa tan muối cho ngon miệng.
Hứa Hàm gấp không chờ nổi, đến chiếc đũa cũng không kịp cầm mà dùng tay cho đậu Hà Lan vào trong miệng, cắn hai miếng đậu Hà Lan.
Làm tốt công tác chuẩn bị tâm lý để kinh diễm, nhưng sau khi ăn vào trong miệng, Hứa Hàm vẫn không nhịn được mà sáng mắt lên.
Đậu Hà Lan màu xanh lá giòn ngon miệng, tư vị thanh hương ngọt lành, bên ngoài bọc một tầng nước nồng đậm vị thịt, giòn giòn, vị thật tốt, ăn ngon đến nỗi hận không thể nuốt theo đầu lưỡi.
Cơm trưa, Hứa Hàm và bà nội Kiều mỗi người một bát đậu Hà Lan mà ăn. Đồ ăn cũng tương đối đơn giản, thông thường đều là một món, hai món, ba món được xem như là “phong phú”.
Ăn cơm xong, Hứa Hàm cho Khẩu Khẩu bú no rồi nhờ bà nội Kiều ru nó ngủ trưa, còn mình thì xuống ruộng hái một chút rau củ mang vào tiểu học trong thôn.
Hứa Hàm và bà nội Kiều thay phiên đưa đồ ăn đến đó, bảo vệ ở cửa cũng biết cô nên cười tủm tỉm nói với cô hai câu rồi cho cô đi vào.
Hứa Hàm đi bộ đến nhà ăn của trường học, dì Chu cùng mấy dì nấu ăn khác cũng đang ở đó rửa sạch đồ ăn. Thấy cô lại gần, dì Chu lau khô tay, cười tủm tỉm hỏi: “Hôm nay thế nào mà lại rảnh qua đây?
Hứa Hàm sờ sờ cái túi trong tay: “Chỗ rau này cháu mang đến cho nhà ăn của trường.”
Dì Chu xem túi trong tay cô, thấy đầy loại rau trong đó vội tiếp nhận tới: “Khó có lần cháu đến đây, nhiều như vậy, nặng lắm phải không?”
“Không nặng,” Hứa Hàm cười cười với bà, thấy bên cạnh không có người, hạ giọng nói, “Dì Chu, ở chỗ mình, còn nhà cung ứng rau nào khác không?”
Dì Chu hiểu ý tứ của cô, cũng coi như thân với Hứa Hàm nên không dối cô, nói: “Cũng có nhưng nói thật, dì không thích rau dưa nhà bọn họ, ỷ trong thôn chúng ta không có nơi cung ứng, bán cho chúng ta toàn loại không ngon, trước kia một tuần còn đưa hai lần, giờ đều sáng sớm mỗi tuần mới mang đến đây, rau một chút cũng không mới mẻ.”
“Thế ạ,” trong lòng Hứa Hàm có chút so đo, “Nhà cháu còn rất nhiều rau dưa, hơn nữa còn có thể cung ứng đồ mới mỗi ngày, dì xem nếu cháu muốn làm nhà cung ứng, nên tìm ai để trao đổi?”
“Nhà ăn bên này của chúng ta là phó hiệu trưởng quản lý, nhưng mà,” Dì Chu nhỏ giọng nói, “Hẳn bên kia cũng cho ông ấy không ít chỗ tốt, chứ cháu tưởng… chỉ sợ cháu muốn cũng khó mà lấy được.”
Nghe vậy, Hứa Hàm nghĩ nghĩ rồi nói với dì Chu: “Dì Chu, dì giúp cháu cái này, cứ như vậy…”
…..
Hiệu trưởng của trường tiểu học Đông Dương họ Khâu, tuổi không còn trẻ, cả đời cống hiến vì nền giáo dục, dốc hết tâm huyết dạy dỗ học sinh. Vì học sinh mà nhiệt tình như vậy nhiều năm nên lúc trước ông còn được lên hẳn đài truyền hình của tỉnh.
Giữa trưa hôm nay, sau khi tan học, theo thường lệ, ông đến nhà ăn ăn cơm. Trường bọn họ tuy có nhà ăn giáo viên, nhưng kỳ thật đó là một bàn tron, các thầy cô ngồi đó cùng nhau ăn cơm trưa.
Trường bọn họ có 10 giáo viên, viên chức, ngồi xuống cùng nhau.
Đồ ăn trưa nay là thịt xào ớt xanh, thịt bò xào đậu Hà Lan, dưa chuột, canh. Cũng không biết có phải hiệu trưởng Khâu là người già hoa mắt hay không mà ông cảm thấy đồ ăn hôm nay ngon hơn so với mọi khi.
Các giáo viên khác chờ ông ngồi xuống rồi mới bắt đầu cầm đũa.
“Oa, hôm nay nhà ăn mới đổi dì nấu ăn hay sao mà đồ ăn ngon như vậy?”
“Tôi nếm nào, a, thật sự dưa chuột này là dưa chuột ngon nhất tôi từng ăn qua.”
“Tôi ghét nhất ăn ớt xanh, nhưng ớt xanh hôm nay có mùi hương thật dụ hoặc mới cắn thử một miếng, giống như được mở ra một thế giới mới vậy. Thật ngon!”
Vừa mới bắt đầu ăn, hiệu trưởng Khâu liền nghe các giáo viên ríu rít thảo luận đồ ăn hôm nay, đều hưng phấn, kinh ngạc cảm thán đồ ăn hôm nay ăn ngon. Xem bọn họ hưng phấn như vậy cảm giác như không phải ăn cơm nhà bình thường mà là ăn sơn hào hải vị.
Hiệu trưởng Khâu cầm chiếc đũa lên nếm thử một miếng, phát hiện đồ ăn hôm nay ngon hơn ngày thường rất nhiều!
Hiệu trưởng Khâu nuốt đồ ăn vào, hỏi: “Nhà ăn trường học của chúng ta đổi dì xào rau rồi à?”
“Không có đâu, là do đồ ăn đó,” dì Chu bưng canh trứng tiến vào, cười nói, “Hôm nay rau của trường chúng ta là do người nhà kia cung cấp, rau nhà bọn họ nhiều quá, ăn không hết nên tặng cho nhà ăn của chúng ta.”
“Như vậy,” hiệu trưởng Khâu gật đầu nói, “Rốt cuộc là đất nhà họ trồng ra đồ ăn ngon hơn đồ ăn bình thường bao nhiêu nhỉ?”
Các giáo viên khác cũng phụ họa.
Dì Chu buông canh trứng nóng hầm hập, cười nói: “Bọn trẻ cũng nói đồ ăn hôm nay đặc biệt ngon, ngày thường chúng đều thừa rất nhiều cơm, hôm nay lại ăn sạch.”
“Thế hả?”
Hiệu trưởng Khâu thấy lạ lẫm, trẻ con bình thường đều chẳng chủ động ăn cơm, lại mấy trăm đứa nên các thầy cô cũng chẳng có khả năng giám sát, nên bọn chúng thường xuyên bỏ rất nhiều đồ ăn. Điều này làm hiệu trưởng Khâu rất đau đầu, lo lắng bọn nhỏ ăn không no mà đói bụng.
“Đúng vậy,” dì Chu xoa xoa tay, nói, “Không tin ngài ăn cơm xong có thể ra xem.”
Hiệu trưởng Khâu thật sự gật đầu.
Ăn xong cơm trưa, một người luôn luôn chú trọng dưỡng sinh để cơ thể như hiệu trưởng Khâu mới phát hiện chính mình ăn no căng. Chủ yếu là đồ ăn ăn quá ngon, không nhịn được mà ăn thêm nửa bát cơm.
Ông chậm rì rì bước vào nhà ăn của học sinh, dì ở nhà ăn đang dọn mâm đồ ăn. Ông phát hiện ngày thường thừa rất nhiều đồ ăn, hôm nay lại đặc biệt sạch sẽ.
Dì Chu quả nhiên không khoa trương, ông liền tìm dì Chu tới.
…..
Rất mau Hứa Hàm bên này nhận được điện thoại của dì Chu: Hiệu trưởng Khâu bên ngày muốn làm hợp đồng với cô, về sau nhà cô cung ứng rau cho trường học.
Trưa hôm đó, Hứa Hàm liền qua đó ký hợp đồng, kỳ hạn một năm, tiền được kết toán đầu tháng.
Cô tính qua qua một chút, mỗi tháng thu vào được khoảng 4000, đối với một người hiện tại đang nghèo kiết xác hận không thể đào đất mà ăn như Hứa Hàm thì đây cũng xem như là một khoản thu nhập lớn.
Hơn nữa, nếu cô đi làm trên thành phố, có lẽ thời gian thử việc chũng chỉ nhận được chừng này tiền lương, mà sinh hoạt ở nông thôn rẻ hơn ở thành phố.
Hứa Hàm cảm thấy mức sống của nhà mình từ trạng thái ăn đất nháy mắt nhảy lên tầm khá giả.
…..
Đảo mắt đã tới thời điểm Khẩu Khẩu đi tiêm vắc-xin phòng bệnh, mà tiêm vắc-xin phòng bệnh lại yêu cầu phải lên bệnh viện ở trấn trên.
Hứa Hàm phát hiện sinh hoạt ở nông thôn khá bất tiện ở phương diện đi lại, mỗi lần cô muốn lên trấn trên đều phải hỏi mượn xe đi nhờ.
Hơn nữa nhà cô mang rau đến bán cho trường học toàn phải cầm tay, tuy chỉ đi bộ có 10 phút nhưng cũng rất mệt.
Nếu không thì mua cái xe điện cũng tốt. Trước kia khi cô học đại học vì trường học khá xa nên mỗi ngày đều phải đi xe đạp đi học, học đi xe đạp điện chắc là không khó.
Hứa Hàm hạ quyết tâm, nhưng hiện tại cô cũng chưa đi xe đạp điện, có lẽ cô sẽ chờ người trong thôn cùng mua, sau đó giúp cô mang xe về rồi cô học đi ở đường xi măng trước cửa.
“Đứa bé nhà cô thật ngoan, tiêm đều không khóc.”
Bác sĩ tiêm cho Khẩu Khẩu đã tiêm cho nó nhiều lần, nhận ra Hứa Hàm, vừa chuẩn bị vắc-xin vừa nói chuyện cùng Hứa Hàm.
Bạn nhỏ Khẩu Khẩu cực kỳ dũng cảm, mấy lần tiêm vắc-xin từ trước đến nay đều không khóc.
“Như vậy có sao không ạ?” Hứa Hàm chứa đầy tâm tư vất vả của người làm mẹ.
Bác sĩ nói: “Không có việc gì, cảm giác đau với mỗi đứa bé đều khác nhau, đứa trẻ nhà cô phát triển bình thường, như vậy hẳn là không có vấn đề.”
Hứa Hàm nghe bác sĩ nói vậy liền yên tâm, cởi áo khoác của Khẩu Khẩu ra rồi vén áo nó lên.
Bác sĩ tiêm một cái trên cái tay nhỏ mập mạp của nó.
Sau đó, bạn nhỏ Khẩu Khẩu như muốn chứng minh nó cũng khóc giống những đứa trẻ khác, khuôn mặt nhỏ nhíu lại, miệng bẹp một cái, trong mắt ẩn ẩn nước mắt, bộ dáng muốn khóc mà không được, ủy khuất muốn chết.
Hứa Hàm: “…..”
Thế này cũng được?
Bác sĩ không nhịn được cười ra tiếng, nói: “Người ta nói không thể khen được tiểu hài tử, xem ra lời này không phải là không có lý.”
Hứa Hàm nhanh chóng mặc quần áo cho nó, ôm vào ngực dỗ: “Khẩu Khẩu ngoan, không khóc nha, không đau không đau.”
Khẩu Khẩu được mẹ dỗ, rốt cuộc không nhịn được mà khóc “Oa” một tiếng.
Hứa Hàm: “…..”
Quả nhiên không khen được.
Cho nó tiêm xong, Hứa Hàm quyết định đi đến tiệm xe đạp điện, không tính mua, nhưng chủ tiệm ân cần tỏ vẻ mua xong có thể miễn phí đưa đến tận nhà, Hứa Hàm vừa nghe thế liền chọn chiếc xe hồng nhạt cho hai người, cực kỳ giống một nữ sĩ motor.
Pin đi từ trong nhà đến trấn trên hết 2600, Hứa Hàm nghĩ đến không tránh khỏi giá này, khẽ cắn môi liền mua.
Chủ tiệm nói hôm nay là ngày họp chợ nên tương đối vội, ngày mai mới có thể giao xe được, Hứa Hàm không có ý kiến, đưa chủ cửa hàng địa chỉ để mai người ta mang xe tới.
Mua xong xe đạp điện lại mua vật dụng hằng ngày, sau đó cô đi về, dừng xe ở cửa tiểu học rồi một tay cầm ba lô, một tay ôm Khẩu Khẩu, chậm rãi hướng về nhà.
Đi được nửa đường, đột nhiên trong bụi cỏ ven đường truyền đến động tĩnh, Hứa Hàm hoảng sơ, tưởng rắn, nhưng ngẫm lại mùa này không có rắn.
Lòng hiếu kỳ hại chết người, Hứa Hàm nhịn không được hướng vào bụi cỏ đánh tiếng một cái, trong bụi cỏ tức khắc truyền đến động tĩnh, chỉ một lát sau, một con vật nhỏ cắn một con nửa gà nghênh ngang từ bụi cỏ đi ra.
Hứa Hàm: “…..”
Hiện tại kẻ trộm gà đều quang minh chính đại vậy sao?
Con vật nhỏ kia thật dài, cái đuôi cũng rất dài, lông màu nâu, chỉ có hai lỗ tai tròn tròn dựng lên, lại có chút… đáng yêu?
Con vật nhỏ kia cảnh giác nhìn cô, đại khái thấy cô không có tính công kích, tiếp tục cúi đầu ăn gà.
Hứa Hàm tò mò đánh giá nó, đây là con gì, hồ ly?
Nhìn không giống lắm.
Khẩu Khẩu nhìn thấy nó, tựa hồ như rất cao hứng, kêu “A a”, ở trong ngực Hứa Hàm vặn loạn, định duỗi tay sờ nó.
Hứa Hàm bắt lấy tay nhỏ của nó: “Bảo bối, thứ này không thể chạm.”
Khẩu Khẩu nghe không hiểu, vẫn như cũ kêu “A a”.
Hứa Hàm thấy Khẩu Khẩu có hứng thú, liền ôm nó nhìn một hồi. Đại khái con vật nhỏ kia cảm nhận được ánh mắt của bọn họ, không ăn gà nữa, nghiêng đầu xem bọn họ.
Hai người một động vật mắt lớn trừng mắt nhỏ một lát, rốt cuộc Khẩu Khẩu nhìn chán, Hứa Hàm ôm lâu như vậy cũng mỏi tay, liền ôm Khẩu Khẩu đinh về nhà.
Con vật kia quay lại, cũng cúi đầu ăn gà, tựa hồ không để ý bọn họ.
Đến khi Hứa Hàm về đến nhà, đang chuẩn bị đóng cửa lại thì thấy nó không biết đã ngồi xổm trước cửa nhà mình từ bao giờ, dọa Hứa Hàm hoảng sợ.
Vật nhỏ chớp chớp mắt đen nhỏ nhìn Hứa Hàm, thế nhưng từ ánh mắt của nó, Hứa Hàm đọc ra ý tứ cầu bao dưỡng.
“…..”
You cannot copy content of this page