Không ai từ nhỏ đã tàn ác, hắn phải có lý do.
Tôi và Trần Ngạn học cùng lớp hồi cấp hai. Trong ấn tượng của tôi, cậu ấy là người trầm tính ít nói, chân bị tật nhẹ. Hai chúng tôi cũng không thường tiếp xúc.
Tôi nhớ hình như bố cậu ấy ngồi tù, mẹ đi theo người khác, nhưng rõ ràng cậu ấy không bị bạo lực học đường.
Cậu ấy sống với cô chú. Tôi nhớ cô chú của cậu ấy tương đối khá giả, hồi cấp 2 lúc nào cũng thấy cậu ấy mặc đồ hiệu, tan học còn có xe riêng đến đón.
Hồi ấy nhà có xe riêng là chuyện đáng khoe khoang.
Thay vì nói cậu ta bị cô lập, phải nói chính cậu ta không muốn giao tiếp với chúng tôi.
Nhưng từ giờ đến lúc đó đã xảy ra chuyện gì? Rõ ràng bây giờ cậu ta không bị tật, tại sao lại muốn giả bị tật? Cậu ấy bị tật thật từ lúc nào?
Tôi không khỏi nhớ đến nụ cười tuyệt vọng của cậu ấy.
[Nếu có kiếp sau…]
Nhìn cậu bé gầy gò kia cố gắng đẩy chiếc xe lăn, tự dưng tôi thấy lòng mềm nhũn nhão.
Tôi lon ton chạy lên trước cầm tay đẩy:
– Tớ đưa cậu về nhé.
Tôi quyết định rồi. Tôi muốn cảm hóa cậu ấy, làm bạn với cậu ấy, kiếp trước cuối cùng cậu ấy không g.i.ế.c tôi mà. Cứ coi như cứu lấy 20 người bị cậu ấy giết, cũng tự tích đức cho mình.
À.
Thật ra.
Còn một lý do xấu hổ khác.
Lòng và lòng vòng một lúc, tôi quên mất đường về nhà rồi.
Nhưng tôi nhớ nhà Trần Ngạn cũng ở tầng 4, ngay đối diện nhà tôi.
Nên cứ để Trần Ngạn chỉ đường đi.
Tôi đẩy xe lăn, cố gắng gợi chuyện với Trần Ngạn nhưng cậu ấy không đáp. Trừ lúc tôi đẩy sai hướng, cậu ấy nói vài câu như đi sang trái, đi sang phải thì hoàn toàn không để ý đến tôi.
Đến trước cửa nhà Trần Ngạn, chúng tôi được một dì mặt tròn hiền hậu mở cửa cho.
Trần Ngạn kéo góc áo bà ấy, khẽ gọi cô.
Tôi đảo mắt, cũng ngọt ngào nói:
– Cháu chào cô, cháu là Lâm Thanh Thanh, bạn
Trần Ngạn, nhà cháu ở tòa đối diện ạ.
Trần Ngạn ngoái đầu kinh ngạc nhìn tôi. Cậu ấy không ngờ tôi sẽ nói vậy, chúng tôi mới quen nhau được hơn mười phút, bạn bè gì chứ.
Tôi nhanh nhẹn móc túi lấy ra viên chocolate dì bán hàng cho lúc nãy lén đưa cho Trần Ngạn, híp mắt cười:
– Mẹ nói chia kẹo cho nhau là thành bạn tốt rồi.
Trần Ngạn không nói gì cũng không đấy tôi ra.
Cô của Trần Ngạn rất vui, tươi cười kéo tôi vào nhà.
Bà ấy để tôi ngồi trên sô pha, vừa bóc chocolate cho tôi ăn vừa hỏi Trần Ngạn:
– Chú của cháu đâu? Ông ấy bảo dẫn cháu ra ngoài chơi mà?
Trần Ngạc mím môi, rũ mắt không nói lời nào, đôi tay nhỏ siết chặt thành hai nắm đấm.
Cô của Trần Ngạn như đã quen, có lẽ cùng khong dịnh hói gì thật, chỉ xoa đầu Trần Ngạn.
Không sao, mọi thứ bây giờ mới bắt đầu, tôi còn nhiều thời gian.