Hôm sau thức giấc, tôi miệng ngậm bánh mỳ nướng gõ cửa nhà Trần Ngạn:
– Trần Ngạn, thầy giáo hỏi khi nào cậu đi học đấy?
Lương Quốc Tùng đẩy Trần Ngạn ra:
– Lát nữa chú phải đến phòng nghiên cứu, tiện đường đưa các cháu đi học luôn nhé.
Trần Ngạn thần thờ nhìn tôi, hai mắt cậu ấy trống rỗng.
cưc đư của đị cậu ấy l nh t mn nỗ lực bắt
Lương Quốc Tùng lái xe chở chúng tôi đi, trên đường còn mở radio.
Giai điệu nhẹ nhàng của ca khúc nước ngoài vang lên, Lương Quốc Tùng ngâm nga theo.
Tôi cười nói:
– Chú hát bài này hay ghê.
Lương Quốc Tùng đắc ý nói với tôi đây là bài hát ông ta ông ta tìm được trong phòng thu âm của bạn.
Tôi nịnh nọt:
– Chú giỏi quá.
Còn năn nỉ ông ta hát thêm mấy lần. Miệng thì nói vậy nhưng người tôi lạnh toát, hơi lạnh thấm thấu vào xương côt, ngón tay của tôi nắm chặt đến nỗi móng tay ghim cả vào thịt lòng bàn tay.
Một lát sau, tôi nắm lấy tay Trần Ngạn. Nắm tay đan xen của hai đứa đều ướt nhẹp mồ hôi.
Tâm tư của tôi rất vững vàng, yên tâm đi, tớ sẽ bảo vệ cậu!
Bài hát Lương Quốc Tùng hát là đồng d.a.o tiếng Ireland, ông ta chỉ đổi câu từ thôi.
Bài hát dịch thô ra tiếng Trung nghĩa là: Tôi yêu sự khuyết tật, đã hành hạ dê con thành tàn phê. Dê con mềm mại yếu đuối thật đáng yêu, nó luấn quấn trong lòng bàn tay tôi không thể thoát. Tôi muốn là gì nó cũng được… Xem nào, ai sẽ là con dê tiếp theo?”
Học sinh tiếu học như chúng tôi đến lớp 4 mới học tiếng Anh chứ đừng nói đến tiếng Ireland.
Người bình thường sẽ không hiểu ông ta hát gì, nhưng kiếp trước tôi làm vũ công ballet đã ghé thăm rất nhiều quốc gia, đặc biệt đã từng ở Ireland 2 năm, có thể nghe hiểu tiếng của họ.
Mấy phút nữa là đền trường học, tôi cười tươi rói vẫy tay với Lương Quốc Tùng:
– Cảm ơn chú. Cháu chào chú ạ!
Vừa thoát khỏi tầm nhìn của ô tô, nụ cười của tôi cứng lại, đột nhiên quay sang ôm lấy Trần Ngạn:
– Là chú của cậu phải không? Là ông ta đúng không?
Tôi nói rất nhanh, giọng nói không giấu được run rẩy.
Tôi vừa ôm mặt Trần Ngạn vừa khóc nức nở.
Trần Ngạn đang ngẩn ra thấy tôi khóc cũng phát hoảng, vội xoa lưng tôi:
– Thanh Thanh, đừng… Đừng khóc.
Tôi chỉ thấy Trần Ngạn quá đáng thương, quá thể thảm. Nếu thế giới này chưa từng cho cậu ấy thiện ý thì dựa vào đâu bắt cậu ấy phải yêu thương nó chứ?
Tôi ôm Trần Ngạn khóc không thành tiếng, một lúc sau mới buông ra để nắm tay cậu ấy:
– Cậu bị thương phải không? Để tớ xem nào, có phải rất đau không?
Trần Ngạn né tránh ánh mắt tôi, đỏ mặt nói thầm:
– Tớ không sao… Không đau.
Trần Ngạn bắt đầu ngập ngừng kể lại mọi chuyện cho tôi.
Ngôn ngữ của trẻ con tám tuổi có hạn nhưng tôi nghe là hiếu được rồi.
Sau khi bố cậu ấy ngồi tù, không bao lâu sau mẹ cũng bỏ chạy, cậu ấy được cô đón về.
Chú của cậu ấy bên ngoài đạo mạo nhưng ở nhà thường đánh chửi cô, cũng rất ít khi về nhà.
Nhưng dần dần, ông ta bắt đầu về nhà thường xuyên, nhìn cậu ấy đầy suy tư, hay luôn áp sát lại gần nói mấy chuyện kỳ quái, còn thường xuyên sờ mó cậu ấy.
Cậu ấy cảm thấy khó chịu, cũng phản kháng nhiều lần.
Nhưng sức lực người lớn mạnh, hơn nữa nếu cậu ấy không cho ông ta sờ mó, ông ta sẽ đánh cô của cậu ấy càng ác hơn.
Đứa bé tám tuổi không còn bố mẹ, chỉ có cô, cậu ấy biết làm thế nào?
Ông ta trói cậu ấy, dùng gậy đánh cậu ấy, dùng đầu t.h.u.ố.c lá châm cậu ấy, treo tay chân cậu ấy lên.
Ông ta còn gọi bạn bè đến đánh đập cậu ấy.
Ban đầu đám người đó chỉ bắt cậu ấy giả làm người tàn tật, sau đó lại độc ác muốn biển cậu ấy thành tàn tật thật!
Bọn họ luôn nói nếu Trần Ngạn què quặt giống trẻ em bị bại liệt thì đẹp biết mấy!
Chân của Trần Ngạn hồi trước do họ đánh thương.
Không thể không nói Trần Ngạn rất thông minh.
Cậu ấy biết mình không tàn phế sẽ bị họ đánh thành tàn phế, thà cứ giả như chân què rồi sẽ bớt chịu đòn.