Shopee Chạm để tắt
Skip to main content

ÂM MƯU HẦU PHỦ

6:00 chiều – 21/01/2025

7.

Người đầu tiên chịu đả kích là tổ mẫu. Ngoài việc cắt bớt món ăn thường ngày, cháo yến mỗi sáng của bà cũng bị huỷ bỏ.

Mới thiếu cháo yến vài ngày, tổ mẫu bắt đầu than vãn khắp nơi rằng chỗ này khó chịu, chỗ kia không khoẻ.

Phụ thân giữ chữ hiếu nên đành nhường phần mình để bù lại bát cháo yến kia cho tổ mẫu.

Kế tiếp là phòng ngoài của ông – tức mẫu thân của Giang Sương.

Mặc dù ta chưa từng gặp người đàn bà ấy, nhưng đoán chừng kiếp trước bà ta cuối cùng cũng leo vào Hầu phủ, trở thành đương gia tổ mẫu.

Bà ta ở ngoài, có hẳn một đoàn người hầu, chi phí ăn mặc hằng tháng đều do phụ thân chu cấp.

Chưa kể bà xuất thân thư hương nên rất sĩ diện, phải dùng nghiên mực tốt, bút tốt, còn thường mua đồ thanh tao bày biện trong nhà.

Mấy khoản này không hề nhỏ. Trước kia, phụ thân cứ tuỳ tiện lấy bạc từ sổ sách của ta nên không mấy bận tâm, còn cho rằng ngoại thất này rất phù hợp, sống vui vẻ cùng nhau.

Bây giờ, hễ gặp phụ thân là bà ta kêu hết tiền, than không đủ tiêu, khiến ông bực bội ra mặt.

“Nghe nói lão gia đập vỡ chén trà, hầm hầm bỏ đi. Ngoại thất ấy khóc hết một ngày một đêm mà lão gia cũng chẳng quay lại.”

Ta nhếch khoé môi, cười giễu:

“Đương nhiên là thế. Trước đây bọn họ sống vui sướng bằng cách hút máu từ chúng ta nên hoà thuận êm ấm, giờ phải nếm mùi khốn khó thì làm sao tốt nổi.”

Nguyễn ma ma cũng bật cười cùng ta.

“Phải rồi, Giang Sương không có động tĩnh gì à?”

Nguyễn ma ma lắc đầu: “Nàng ta có vẻ biết nhẫn nhịn, chẳng phàn nàn gì về việc ăn mặc sinh hoạt đã tệ đi nhiều.”

Ta khẽ bấm đốt ngón tay, âm thầm suy tính. Giang Sương xưa nay vốn rất khôn khéo, nếu không kiếp trước ta đã chẳng đánh mất bản thân dưới tay nàng. Nàng ta không kêu ca thì hẳn đang âm thầm chuẩn bị phản kích.

“Cũng đến lúc sắp xếp cho bốn vị đại sư Cầm, Kỳ, Thư, Hoạ rồi. Lúc đó, sẽ tự biết nàng ta muốn làm gì.”

 

8.

Thừa Ân Hầu phủ thường trả thù lao theo quý, mà thời điểm ta chuyển bốn vị lão sư ấy cho Giang Sương lại đúng lúc sắp kết thúc quý đầu.

Ta cố tình làm vậy, vì nàng ta tự nhận có bạc, thì cứ để xem nàng ta bỏ tiền ra thế nào.

Quả nhiên, Giang Sương cũng không ngu ngốc, không cãi cọ rằng khoảng thời gian trước đó là ta học, lẽ ra tiền phải tính vào công quỹ. Ngược lại, nàng ta mang một số trang sức được phụ thân bí mật tặng suốt nhiều năm qua đi cầm, rộng tay trả thù lao cho bốn lão sư.

Phụ thân vì thế vô cùng hài lòng, ca ngợi nàng ta là người chu đáo nhất mà ông từng gặp.

“Lão gia thúc giục người về gấp!”

Nghe Nguyễn ma ma bẩm báo, ta cười híp mắt: “Xem ra cũng đến lúc ta quay về, để nàng ta diễn nốt vở tuồng này.”

 

9.

Một mặt, ta bảo người thu mua lại số trang sức Giang Sương đem cầm, làm ra tờ giấy nợ hệt như thật. Mặt khác, ta hiên ngang quay về Hầu phủ.

Vừa về, liền thấy Giang Sương ngồi bên tổ mẫu đút cháo yến cho bà, phụ thân ngồi bình thản một bên. Cả ba người cùng nhìn ta chăm chăm.

Ta điềm nhiên hành lễ, rồi mỉm cười hỏi: “Cha gọi con về có chuyện gì vậy?”

Phụ thân ho khan, nắm tay ta: “Con ngoan à, cả nhà mình đang gặp khó khăn, con cũng rõ mà.”

Ta thuận theo gật đầu.

“Với quy mô của Hầu phủ, dù có cắt giảm thế nào thì chi phí vẫn rất lớn. Giờ sổ công thu vào không bù nổi chi ra nữa.”

Nói thì nói vậy, chứ nếu không nhờ liên tục xài của hồi môn của mẫu thân, các người sớm đã túng thiếu rồi.

“Phụ thân biết làm thế này cũng gây khó cho con, nhưng chúng ta là người một nhà, không nên khách sáo.”

“Phải! Cha cứ nói thẳng con nên làm gì.”

“Chuyện là thế này, con xem Giang Nguyệt… à không, Giang Sương…”

Ta lạnh lùng nhìn hắn, thấy hắn buột miệng gọi sai tên mà vẫn trôi chảy, chắc đã quen gọi vậy nhiều năm nay.

“Giang Sương làm sao? Việc cắt giảm chi tiêu khiến cô nương nghèo xác xơ đó khó sống chăng?”

Nghe ta nói, phụ thân nổi giận vuốt râu quát: “Giang Sương là do ta tốn công đưa vào phủ để chắn tai nạn thay con! Con không những không cảm kích, còn khắp nơi chèn ép nàng, rốt cuộc là ý gì?”

“Con nhìn đi, con thì trốn lên núi hưởng thanh nhàn, còn Giang Sương lại vì gia đình mà cầm cố hết trang sức. Cả bốn lão sư dạy cầm kỳ thư hoạ cũng là nàng cắn răng bỏ tiền túi ra. Con còn bất mãn gì nữa?”

Ta làm bộ ngạc nhiên: “Một cô nương mồ côi sao lại giàu có đến vậy?”

Giang Sương cụp mắt, cố tỏ ra ngoan ngoãn: “Phụ thân ta mất đã để lại ít tài sản…”

Ta “à” một tiếng: “Hoá ra cha ngươi đã mất rồi cơ.”

Sắc phụ thân đen như đáy nồi, Giang Sương biết mình nói sai nhưng không thể vãn hồi, chỉ đành cắn răng khóc lóc nhìn ông cầu cứu.

Ông cố gắng nuốt cơn giận vì bị nàng ta ‘nguyền rủa’ chết: “Thôi đừng nói thêm gì nữa!”

“Cả nhà gặp cảnh khốn khó, chuyện này ai cũng tỏ tường. Con ngoan, hằng năm ngoại tổ phụ cho con bao nhiêu đồ tốt và trang sức, con lấy một phần ra giúp nhà đi. Con xem, ngay cả một nha đầu như Giang Sương cũng đã làm thế, cha tin con sẽ không keo kiệt.”

Ta nghiêng đầu khó hiểu: “Cha, con đã làm rồi đấy chứ.”

Một câu nói khiến ba người họ đều ngây ra.

“Con làm gì?” Tổ mẫu nôn nóng hỏi.

Ta chắc nịch: “Vâng, con còn nhờ người mang về. Nghe nói tình cờ gặp Giang Sương, nàng ta bảo sẽ chuyển giúp cho cha và tổ mẫu. Chẳng lẽ nàng ta chưa đưa hay sao?”

Tức thì, tổ mẫu cùng phụ thân đồng loạt nhìn sang Giang Sương với ánh mắt nghi ngờ. Mặt nàng đỏ bừng, quát lớn: “Ngươi nói xằng!”

Ta càng tỏ ra ngạc nhiên: “Nếu vậy hãy đối chiếu cho rõ. Ngươi bảo ngươi đem cầm trang sức, thì lấy hoá đơn ra đối chiếu, coi ai đang nói dối!”

“Đối chiếu thì đối chiếu!”

Nàng ta phất tay ra hiệu cho nha hoàn, ả hầu kia hớn hở chạy đi, chẳng mấy chốc cầm một xấp hoá đơn trở lại. Cùng lúc, Nguyễn ma ma cũng đưa ta tờ phiếu vừa nhờ người lấy ở chỗ cầm đồ. Ta cầm tờ phiếu lên: “Đã thế, xem của ta trước vậy.”

Dứt lời, nha hoàn Thúy Nhi bắt đầu đọc to: “Một trâm Cát Khánh Vạn Niên, một cặp Khổng Tước Ngân Bộ, một trâm bạc tráng men, một trâm khảm ngọc…”

Mỗi câu đọc lên, sắc mặt Giang Sương càng thêm tái. Đến khi đọc hết, cả khuôn mặt nàng không còn chút máu.

“Không… không thể nào! Mấy thứ đó là của ta, phải là đồ thuộc về ta!”

Ta giả vờ càng thêm bối rối: “Ồ, lẽ nào Giang Sương tiểu thư cũng trùng món trang sức giống hệt ta sao?”

Nói xong, ta nhướn mày chế giễu: “Quả là… trùng hợp nhỉ!”