Ta tên là Giang Tùng Nguyệt.
Ta có một muội muội rất đáng yêu, tên là Thanh Nguyệt.
Kiếp trước, vì động lòng trắc ẩn với một kẻ ăn mày, ta đã cầu xin Thanh Nguyệt cùng ta nhận nuôi Tống Hạc Khanh.
Không ngờ, muội muội yêu quý của ta lại chẳng hay biết mà đem lòng yêu hắn.
Điều này khiến ta ngày càng chán ghét Tống Hạc Khanh.
Sau đó, ta phát hiện ra hắn là cô nhi hoàng thất triều trước.
Khi thấy Thanh Nguyệt sẵn sàng từ bỏ cả mạng sống để cứu hắn, bảo ta không tức giận hay đau lòng là nói dối.
Thế nên, chết vì Thanh Nguyệt, ta hoàn toàn cam tâm tình nguyện.
Trước giây phút cuối cùng, ta chỉ nghĩ: Nếu có thể làm lại một lần nữa thì thật tốt biết bao.
Ta sẽ không bao giờ nói trước mặt Thanh Nguyệt rằng kẻ ăn mày kia đáng thương như thế nào nữa.
Bởi như vậy sẽ liên lụy đến muội ấy.
Sau đó, ta chết.
Chấp niệm quá sâu, không thể nhập luân hồi, ta hóa thành hồn phách không chủ, lặng lẽ đi theo Thanh Nguyệt.
Ta chứng kiến muội ấy vì không muốn Tống Hạc Khanh bị bắt nạt mà hao tổn tâm trí.
Không nỡ để hắn lang thang đầu đường, Thanh Nguyệt dạy hắn chữ nghĩa, còn sát cánh cùng hắn đi đến ngôi vị thiên tử.
Ta cứ nghĩ, dù thế nào đi nữa, Tống Hạc Khanh cũng phải biết ơn Thanh Nguyệt.
Dù không bày tỏ lòng cảm kích, ít nhất cũng sẽ không làm tổn thương muội ấy.
Nhưng ta thật sự không ngờ, ngay ngày đầu tiên đăng cơ, hắn đã vội vàng cắt đứt gân tay của Thanh Nguyệt, ném muội ấy vào doanh trại quân địch.
Hắn còn bóp chặt cổ Thanh Nguyệt, căm hận muội ấy vì đã phá hỏng đời hắn, vì đã khiến hắn mất đi ta – người mà hắn từng lập ước hẹn thuở nhỏ.
Đến đây, ta thực sự phẫn nộ.
Tống Hạc Khanh ngu ngốc.
Đi chết đi.
Dù ban đầu người hứa sẽ cứu hắn là ta, nhưng ngoài lời hứa miệng, mọi hành động thực sự đều do Thanh Nguyệt đảm nhận.
Nếu có chút đầu óc, hắn đã không chỉ nhớ lời hứa, mà còn nhận ra sự hy sinh của người ở bên cạnh hắn.
Trước đây, rõ ràng ta từng nói với hắn điều này, vậy mà hắn lại nghĩ rằng đó là Thanh Nguyệt đang uy hiếp ta, cố tình ép ta phải nói như thế.
Ta thực sự tức đến mức muốn cho hắn vài bạt tai.
Nhưng đáng tiếc, ta đã không kịp.
Khi triều đình truy xét cô nhi hoàng thất và tàn dư triều trước, Thanh Nguyệt suýt nữa bị bắt vì che giấu cho Tống Hạc Khanh.
Vì cứu Thanh Nguyệt, người chết lại là ta, trong khi ta đang vội vàng biện hộ. Ta thay triều trước nhà họ Tống lên tiếng, bị quan binh hiểu lầm mà giết nhầm.
Không ngờ, chính chuyện này khiến Tống Hạc Khanh triệt để căm hận Thanh Nguyệt.
Thanh Nguyệt bị hắn hành hạ đến chết trong đau đớn, phụ mẫu yêu thương muội ấy như sinh mạng, biết tin thì khóc mù đôi mắt, cuối cùng nhảy sông tự vẫn trong cơn tuyệt vọng.
Ngày nhà họ Giang bị diệt sạch, ta bước vào luân hồi.
Nhưng ngay khoảnh khắc trước khi luân hồi, ta đã cầu xin trời cao: Nếu ta và Thanh Nguyệt có thể cùng được sống lại, thì thật tốt biết bao.
Không ngờ, trời xanh có mắt.
Khi ta mở mắt, đó chính là ngày Tống Hạc Khanh với đầy thương tích, đang tranh giành thức ăn với lũ chó hoang.
Thiếu niên gầy gò cao lớn, đôi mắt đầy mong chờ, níu chặt gấu váy của ta và Thanh Nguyệt, giọng run rẩy cầu xin:
“Tỷ… cứu ta.”
Khi ấy, ta biết rằng, ta đã sống lại.
Ta nghĩ: Sống lại một đời, ta nhất định phải bảo vệ Thanh Nguyệt thật tốt, không để Tống Hạc Khanh có cơ hội tổn thương nàng dù chỉ một chút.
Không vì điều gì khác, chỉ bởi vì…
“Cố sơn hữu Tùng Nguyệt, trì nhĩ ngoạn thanh huy.”
Ta là Giang Tùng Nguyệt, là tỷ tỷ của Thanh Nguyệt.
Thanh Nguyệt
Sau khi tỷ tỷ đăng cơ, cuộc sống của ta ngày càng trở nên nhàm chán.
Việc kinh doanh của phủ Giang đã do phụ thân và Giang Dịch Tâm quản lý.
Ở Hậu Sơn cũng có bà lão và cô bé chăm sóc, mọi thứ đều ổn thỏa.
Ta làm một trường công chúa, quả thực ngày qua ngày đều nhạt nhẽo.
Nhưng may mắn thay, mọi người sống rất hạnh phúc, cuộc sống tràn ngập niềm vui.
Về sau, tỷ tỷ đề xướng mạnh mẽ việc thành lập các trường tư thục nữ.
Các trường tư thục dành cho nữ giới mọc lên như nấm sau mưa, dạy dỗ nữ nhi về tài năng và học vấn, mở ra cho họ một tầm nhìn rộng lớn hơn.
Ta cùng Giang Dịch Tâm đặc biệt nhấn mạnh rằng, tại mảnh đất nơi bà lão từng dạy chữ cho con gái ở Hậu Sơn, nhất định phải xây dựng một trường tư thục nữ.
Dưới sự hỗ trợ của tỷ tỷ, trường nữ này được xây dựng giữa khung cảnh xanh tươi của núi non, khuôn viên yên tĩnh, rừng trúc bao quanh.
Ở đây, bất kể tư chất thông minh hay không, chỉ cần có khao khát học hỏi, bất kỳ nữ tử nào cũng đều có thể gia nhập.
Các nữ sinh tụ hội tại đây, cùng nhau học tập, thảo luận kinh sách lễ nhạc, truyền cảm hứng cho nhau và khích lệ lẫn nhau.
Người đảm nhiệm vai trò giảng dạy là bà lão năm xưa. Với sự đồng hành của các nữ sinh, bà trở nên trẻ trung hơn, như một học giả nữ tài hoa vượt bậc.
Bà dịu dàng, nhã nhặn, học vấn uyên bác, tận tâm chỉ dạy từng học sinh, hướng dẫn họ theo đuổi tri thức và lẽ thiện, không ngừng hoàn thiện bản thân.
Các nữ sinh học thơ văn, thư pháp, hội họa, nghiên cứu lịch sử và triết học.
Qua thời gian, danh tiếng của trường tư thục nữ ở Hậu Sơn ngày càng vang xa, thu hút nhiều nữ tử có chí học hỏi từ khắp nơi tìm đến.
Những học viên tại đây kết nghĩa tỷ muội, cùng nhau nỗ lực, cùng nhau trưởng thành.
Các nữ sinh vừa cạnh tranh lẫn nhau, vừa không ngừng động viên, khích lệ nhau cùng tiến bộ.
Về sau, tỷ tỷ Giang Tùng Nguyệt đã kiên quyết vượt qua mọi ý kiến phản đối, đặt nền móng cho chế độ nữ quan, quy định rằng nữ tử cũng có thể như nam tử, tham gia khoa cử, làm quan, và tham chính.
“Đêm qua dải lụa buông lơi, sáng nay cánh ve nhẹ bay.”
Dưới chế độ ấy, nữ quan trở thành một điều hoàn toàn bình thường, phụ nữ có thể tự phát huy ánh sáng và sức mạnh của chính mình, cùng các nam chính trị gia đứng chung trên triều đường.
Thế gian này, giờ đây là một thời đại thái bình thịnh thế, tỏa sáng như một tấm gương minh châu lấp lánh.
Nhân dân an cư lạc nghiệp, xã hội trong lành, văn hóa phồn vinh, kinh tế sung túc, quốc lực mạnh mẽ.
Có một tỷ tỷ nghịch thiên như vậy, ta liền thuận thế nhờ người viết sử sách, ghi lại từng chi tiết nhỏ nhặt về ta và tỷ tỷ. Tỷ tỷ vui vẻ đồng ý và tỏ ra hết lòng ủng hộ.
…
Ta vẫn nhớ rõ, sử sách mở đầu bằng câu chuyện về ta và tỷ tỷ:
“Phủ Giang trên phố Thần Vũ có hai tỷ muội. Tỷ tỷ Giang Tùng Nguyệt dung nhan như hoa, dịu dàng nho nhã; muội muội Giang Thanh Nguyệt xinh xắn đáng yêu, hồn nhiên lém lỉnh.”
“Hai người họ cùng sinh sống trong một tòa cổ phủ rộng rãi, thanh tao. Phía đông phủ có một ngọn núi nhỏ, tên gọi ‘Hậu Sơn’. Nghe nói, cái tên này chính do Thanh Nguyệt đặt.”
Hai tỷ muội chẳng ai hơn ai, mỗi người mỗi vẻ.
Tỷ tỷ Giang Tùng Nguyệt tinh thông cầm kỳ thư họa, mỗi buổi chiều tà, nàng thường cầm đàn cổ cầm bên hiên nhà, gảy nên những khúc nhạc say lòng, tiếng đàn du dương vang vọng khắp viện.
Muội muội Giang Thanh Nguyệt lại thích học cưỡi ngựa và làm nông cùng hạ nhân trong phủ. Nhờ tài thuần phục ngựa, nàng thường giành được vị trí đầu bảng trong các cuộc đua ngựa.
Nghe kể rằng vào một năm nọ, tại yến hội đua ngựa mùa xuân, hai tỷ muội đồng thời giành hạng nhất, khiến lão gia phủ Giang cười không khép miệng.
Hai người thường chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, tâm sự về cuộc sống.
Tỷ tỷ thấy bóng dáng tuổi trẻ của mình trong muội muội, còn Thanh Nguyệt lại coi tỷ tỷ như người dẫn đường.
Họ cùng nhau trò chuyện về lẽ đời, trách nhiệm gia tộc và những mong ước cho tương lai, tình cảm sâu sắc khó phai.
Ngoài những thú vui tao nhã, hai người còn thích thưởng thức các món ăn ngon vừa đẹp mắt vừa ngon miệng trên phố Trường An.
Họ thường đến Hậu Sơn, vừa trò chuyện vừa tận hưởng sự tự do.
Đêm xuống, hai tỷ muội ngồi bên nhau, kể về những kỷ niệm đã qua và bày tỏ những ước mơ cho tương lai.
Trong số đó, có hai ước mơ lớn nhất:
Một là sự phát triển thịnh vượng của các trường tư thục nữ.
Hai là một chế độ quan lại thái bình thịnh thế.
[ HẾT]